• Các biện pháp điều trị nứt gót chân và cách phòng ngừa

    Bệnh nứt gót chân do nhiều nguyên nhân, đa phần là do làn da của bạn bị thiếu nước, trở nên khô và nứt nẻ. Nứt gót chân không chỉ gây ra cảm giác đau rát, khó chịu mà còn làm giảm đi yếu tố thẩm mỹ, khiến bạn ngại ngùng khi đi chân trần.

    Bệnh nứt gót chân do nhiều nguyên nhân, đa phần là do làn da của bạn bị thiếu nước, trở nên khô và nứt nẻ. Nứt gót chân không chỉ gây ra cảm giác đau rát, khó chịu mà còn làm giảm đi yếu tố thẩm mỹ, khiến bạn ngại ngùng khi đi chân trần. Do đó muốn điều trị dứt điểm và phòng ngừa tình trạng nứt gót chân, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng và áp dụng đúng các biện pháp sau.

    Nguyên nhân nứt gót chân:

    - Tình trạng da bị thiếu nước, dẫn đến vùng da ở gót chân bị khô và nứt nẻ.

    - Do tính chất công việc bạn phải đứng quá lâu cộng thêm bàn chân luôn tiếp xúc với nền nhà gồ ghề, thô ráp.

    - Mang giày, dép quá bó hoặc quá chật.

    - Việc tăng cân quá nhanh, sức nặng cơ thể làm tăng áp lực lên gót chân.

    - Bệnh nấm ở chân, một số loại bệnh liên quan đến tuyến giáp, bệnh tiểu đường cũng sẽ gây ra tình trạng nứt gót chân.

    - Ngoài ra, gót chân nứt nẻ là dấu hiệu da bị lão hóa bởi tuổi tác, cơ thể thiếu chất quá lâu, ăn uống thất thường nghèo chất dinh dưỡng, thiếu vitamin và khoáng chất.

    Biện pháp điều trị:

    Điều trị tình trạng nứt nẻ gót chân không quá khó khăn. Nhưng bạn phải kiên nhẫn và kiên trì áp dụng những phương pháp chữa trị đúng cách. Chúng ta phải trị bệnh nứt gót triệt để trước khi có những triệu chứng xấu xảy ra sau này.

    Trước tiên bạn phải kiểm tra tình trạng gót chân của mình xem có bị sưng tấy hay chảy máu, thì phải đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên khoa về da liễu để được tư vấn. Sự chăm sóc chuyên nghiệp từ bác sĩ sẽ giúp bạn biết được tình trạng bệnh của mình và qua đó biết cách để chữa bệnh.

    - Hàng ngày mỗi khi thức dậy bạn nên vệ sinh bàn chân sạch sẽ.

    - Hãy ngâm chân của bạn trong nước sạch hằng ngày với dung dịch khử trùng để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Cho khoảng  3 lít nước sạch, ấm vào chậu hay xô nhỏ và ngâm chân khoảng 15 đến 30 phút.

    Ngâm chân hàng ngày với nước ấm

    - Sau khi làm sạch và lau khô chân,  bạn hãy sử dụng dầu thực vật thoa lên vùng gót chân bị nứt nẻ. Sau đó hãy đeo vớ giúp cho dầu thực vật dễ dàng thẩm thấu vào da một cách hiệu quả.

    - Đắp chuối đã được nghiền nát lên vùng gót bị nứt trong khoảng 10 phút, rồi rửa sạch.

    - Ngâm bàn chân vào dung dịch nước chanh  trong khoảng 10 phút. Bạn sẽ bất ngờ vì hiệu quả tuyệt vời của nước chanh chỉ sau một tuần. Làn da khô nứt dưới gót chân sẽ nhanh chóng phục hồi dưới tác động của chanh.

    - Sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng bạn nên giành khoảng 15 phút để ngâm chân vào nước ấm.

    Cách làm này không chỉ có hiệu quả điều trị chứng nứt gót chân, mà còn là liệu pháp thư giãn đặc biệt tốt, giúp bạn dễ dàng lấy lại cảm giác thư thái, thoải mái.

    Cuối cùng, bạn cũng cần đặc biệt lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Với thói quen ăn uống thiếu khoa học, nghèo nàn chất dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin và khoáng chất cũng chính là tác nhân gây ra da bị khô, gót chân nứt nẻ.

    Vì vậy, chúng ta cần bổ sung đầy đủ chất trong khẩu phần ăn hàng ngày với các loại thực phẩm sau:

    - Bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất: đặc biệt cần nhất là Vitamin E, có nhiều trong các loại dầu thực vât, rau xanh, đậu phộng, các loại hạt, ngũ cốc.

    - Bổ sung chất Kẽm: Kẽm có nhiều trong thịt gà, thịt cừu, các loại sò, củ cải, đậu nành, sữa chua.

    - Bổ sung Canxi: có nhiều trong bơ, sữa chua, các loại sữa, canh xương hầm, tôm cá, trái cây,...

    - Bổ sung chất Sắt: trong thịt heo, gà, trứng, các loại ngũ cốc, rau củ quả.

    Biện pháp phòng tránh nứt gót chân:

    - Các bạn phải luôn luôn giữ đôi chân sạch sẽ và khô thoáng.

    - Hạn chế đi chân trần trên những bề mặt gồ ghề.

    - Tránh cho bàn chân tiếp xúc với môi trường nhiệt độ thay đổi đột ngột.

    - Thực hiện vài động tác massage, xoa bóp cho bàn chân. Kết hợp các bài tập thể dục hàng ngày cho cơ thể khỏe mạnh.

    - Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, dưỡng da.

    Sử dụng kem dưỡng ẩm cho gót chân luôn hồng hào, tươi mát.

    - Sử dụng kem dưỡng ẩm lâu dài và thường xuyên. Chúng ta thường hay sử dụng kem dưỡng ẩm chỉ khi nào phát bệnh. Nhưng thực chất kem dưỡng ẩm chỉ giúp cho gót chân của bạn phòng tránh bệnh chứ không chữa được bệnh. Vì vậy hãy sử dụng kem dưỡng ẩm để chăm sóc làn da khô như một thói quen hằng ngày ngay cả khi lành bệnh.

    Đừng quên săn sóc nâng niu gót ngọc chân ngà bạn nhé!

    Ngày đăng: 07-04-2015 2,670 lượt xem